Bệnh xương khớp có ăn được rau muống không? Đối tượng nào không nên ăn rau muống?
Ngày 03/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh xương khớp gây ra những cơn đau âm ỉ, dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc bệnh xương khớp có ăn được rau muống không, những đối tượng nào không nên ăn rau muống?
Đặc tính nhuận tràng của rau muống giúp chữa bệnh khó tiêu, táo bón kể cả nước luộc rau. Ngoài ra, rau muống còn có thể chữa bệnh giun sán đường ruột rất hiệu quả. Vậy rau muống có chữa được bệnh xương khớp không? Bệnh xương khớp có ăn được rau muống không?
Mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh xương khớp
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và hoạt động các cơ quan trong cơ thể con người. Việc bạn ăn gì? Ăn bao nhiêu và như thế nào? Những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng.
Vì vậy, nếu ăn uống lành mạnh, hợp lý thì hệ xương khớp sẽ được tái tạo và chắc khỏe nhưng nếu ăn uống thiếu chất, không điều độ thì hệ xương khớp sẽ bị suy yếu và dễ mắc các bệnh thoái hoá xương khớp.
Lợi ích của rau muống với sức khỏe
Trong rau muống có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, canxi, magie, sắt, natri, kali,... cần thiết cho cơ thể như:
Giảm nồng độ cholesterol: Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều chất xơ và rau muống cũng vậy. Hàm lượng chất xơ trong rau muống cao giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan: Rau muống có tác dụng thúc đẩy quá trình giải độc nhờ vào enzyme và khả năng chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, cải thiện bệnh vàng da và các vấn đề về gan.
Hàm lượng sắt trong rau mồng tơi rất cao góp phần vào tái tạo hồng cầu, cần thiết cho bệnh nhân thiếu máu và phụ nữ mang thai. Vì vậy, bổ sung rau muống vào bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Chất xơ trong rau muống có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các vấn đề khó tiêu, đầy bụng, táo bón nhờ khả năng nhuận tràng, hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Rau muống có khả năng hấp thụ lượng đường dư thừa trong máu. Có nhiều nghiên cứu về tác dụng của rau muống đối với bệnh tiểu đường và rau muống cũng tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Rau muống rất giàu chất chống oxy hóa như beta-caroten, ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Rau muống chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau có khả năng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Nghiên cứu đã chứng minh rau muống giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư da.
Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein giúp tăng cường sức khỏe mắt, cải thiện thị lực.
Hàm lượng vitamin C trong rau muống cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Ăn rau muống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh,...
Rau muống chứa magie, kẽm và selen có thể xoa dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, vitamin B còn giúp giảm căng thẳng.
Rau xanh tốt cho da trong đó có cả rau muống. Rau muống chứa vitamin A, C, carotenoid và lutein giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể để làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa và giảm mụn hình thành.
Bệnh xương khớp có ăn được rau muống không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, lipid, sắt, kẽm, magie,… Vì vậy, ăn rau muống mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ Đông y, những người bị viêm, đau, nhức xương khớp hay bệnh gút không nên ăn nhiều rau muống khiến cơn đau dai dẳng, khó chịu hơn. Theo giải thích của các chuyên gia, rau muống chứa nhiều purin, người bị đau khớp ăn rau muống có thể gây phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau viêm khớp.
Những đối tượng không nên ăn rau muống?
Bên cạnh người bệnh xương khớp thì những đối tượng dưới đây không nên ăn rau muống:
Người bị viêm đường tiết niệu do sỏi thận, suy thận không nên ăn rau muống. Vì rau muống chứa nhiều canxi, kali, muối khoáng không tốt cho người bị suy thận.
Người đang bị đau bụng, tiêu chảy: Do rau muống thường được trồng ở ao hồ nên có nguy cơ bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Vì vậy, những người mắc bệnh tiêu hoá, tiêu chảy ăn rau muống gây nhiễm trùng, tiêu chảy kéo dài.
Người bị ngộ độc: Rau muống thuộc nhóm thực phẩm có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao, chứa nhiều chất kích thích, thuốc trừ sâu,… nên người hay dị ứng thực phẩm dễ bị ngộ độc rau muống.
Đối với những người bị vết thương ngoài da thì không nên ăn rau muống vì kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Không ăn rau muống trong trường hợp nào?
Người bệnh xương khớp hay có sức khoẻ bình thường không nên ăn rau muống trong những trường hợp sau:
Rau muống chưa nấu chín kỹ: Với môi trường trồng rau muống dễ chứa nhiều sán và ký sinh trùng, nếu nấu không kỹ các ký sinh trùng này chưa chết, xâm nhập vào cơ thể gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu,…
Không ăn rau muống trái mùa: Thời vụ chính của rau muống là mùa hè, tuy nhiên do khoa học kỹ thuật phát triển nên rau muống được trồng quanh năm. Thậm chí, một số nơi còn sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để rau muống có màu xanh tươi, đẹp mắt. Tiêu thụ trong thời gian dài dễ tích tụ bệnh nguy hiểm.
Không ăn rau muống với sữa: Bản chất của rau muống là loại rau kháng canxi, giảm khả năng cơ thể hấp thụ canxi từ các sản phẩm khác khi kết hợp với rau muống.
Cách chọn rau muống tốt cho sức khỏe
Người tiêu dùng nên chọn rau muống có thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường. Không nên chọn những bó rau có thân quá to, lá xanh bóng. Đặc biệt khi rửa rau, nếu thấy có nhiều bọt thì chắc chắn rau đã nhiễm hóa chất.
Lưu ý, trước khi nấu phải rửa rau muống nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 15 phút để giảm bớt nồng độ hóa chất và bụi bẩn bám vào.
Rau muống là thực phẩm quá quen thuộc nhưng nhiều người không biết loại rau này hỗ trợ điều trị bệnh tốt hay tác hại đối với một số đối tượng. Bài viết trên đã giải thích bệnh xương khớp có ăn được rau muống không và đối tượng nào không nên ăn. Người bệnh xương khớp, bệnh gút hạn chế tiêu thụ rau muống để không gây khởi phát cơn viêm, đau nhức xương khớp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.