Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chích ngừa viêm phổi thế nào cho an toàn và hiệu quả

Ngày 16/05/2022
Kích thước chữ

Chích ngừa viêm phổi là điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của người lớn và trẻ em. Theo CDC (Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật) Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 80% số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi.

Để tránh những hậu quả trên và sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả. Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, người bệnh nên đi khám để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Nếu được kê đơn thuốc kháng sinh, bệnh nhân phải tuân theo hướng dẫn của ​​bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi

Viêm phổi thường xảy ra khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm, do virus, nấm và vi khuẩn (bao gồm cả Hib) gây ra. Chúng có thể lây truyền theo nhiều cách khác nhau: 

  • Qua tiếp xúc, chẳng hạn như bắt tay hoặc hôn.
  • Qua không khí, chẳng hạn như hắt hơi hoặc ho mà không che miệng hoặc mũi của bạn.
  • Qua các đồ vật, bề mặt chung mà ai cũng có thể chạm vào.
  • Trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe khi tiếp xúc với nhân viên y tế hoặc thiết bị bệnh viện

Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi do virus là cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV). Nguyên nhân viêm phổi phổ biến do vi khuẩn là Streptococcus pneumoniae (phế cầu).

Viêm phổi cộng đồng là viêm phổi mắc trong cộng đồng, không phải ở bệnh viện. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là khi bệnh nhân phát triển bệnh viêm phổi trong hoặc sau khi điều trị tại trung tâm y tế, các cơ sở chăm sóc và trung tâm lọc máu.

Viêm phổi liên quan đến máy thở. Hib (Haemophilus influenzae type b) là vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em do lây truyền trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết.

Chích ngừa viêm phổi thế nào cho an toàn và hiệu quả Các nguyên nhân phổ biến của viêm phổi là do vi khuẩn, virus

Chích ngừa viêm phổi bằng vắc-xin nào?

Vắc-xin Hib

Vắc xin Hib thường được tiêm 3 hoặc 4 liều tùy thuộc vào loại vắc-xin. Vắc-xin Hib có thể được tiêm dưới dạng vắc xin đơn hoặc kết hợp nhiều loại vắc-xin trong một mũi tiêm.

Tiêm Hib mũi 1 thường bắt đầu khi trẻ 2 tháng tuổi và hoàn thành liều cuối cùng lúc 12-15 tháng tuổi. Nếu trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi đến 5 tuổi chưa hoàn thành đủ liệu trình tiêm thì cần tiêm nhắc lại mũi 1. Có thể tiêm vắc-xin Hib cùng lúc với các loại vắc-xin khác.

Vắc-xin phế cầu khuẩn

Có ba loại vắc xin ngừa phế cầu để chống lại các loại nhiễm trùng khác nhau: 

  • Prevenar13 giúp chống lại 13 loại vi khuẩn nguy hiểm nhất gây ra bệnh viêm phổi. 
  • Synflorix: Được chỉ định cho trẻ sơ sinh từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do Streptococcus pneumoniae.
  • Pneumo23 Pneumo 23.
Chích ngừa viêm phổi thế nào cho an toàn và hiệu quả 2 Vắc-xin Prevenar13 chống lại được 13 loại vi khuẩn có khả năng gây viêm phổi

Đối tượng nào nên tiêm phòng vắc-xin viêm phổi?

Đối với vắc-xin Hib

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm phổi do vi khuẩn hib gây ra cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi.

Đối với vắc-xin phế cầu khuẩn

Người trên 60 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm dần. Do đó không có khả năng chống lại nhiễm trùng gây phổi như trước đây.

Nhiều bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ viêm phổi.

Bệnh nhân đang hóa trị, người được ghép nội tạng và người nhiễm HIV/AIDS

Người hút thuốc lá lâu năm. Màng phổi và khí quản được lót bằng những sợi lông li ti giống như ông tơ. Lớp lông này có tác dụng loại bỏ bụi bẩn có trong không khí khi bạn hít thở. Hút thuốc lâu có thể làm hỏng các lông mao này, làm giảm khả năng ngăn chặn các mầm bệnh gây viêm phổi.

Những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, thuyên tắc phổi mãn tính.

Người uống nhiều bia rượu: Sử dụng nhiều đồ uống có cồn thì hệ thống miễn dịch suy giảm dần. Vì các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng không hoạt động tốt như những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Người đã phẫu thuật hoặc mắc bệnh nghiêm trọng. Những người đang phải sử dụng máy thở có nguy cơ bị viêm phổi cao do khi đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản tạo điều kiện thuẩn lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến viêm phổi.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu bạn đang trải qua một cuộc phẫu thuật lớn hoặc vết thương đang lành sau chấn thương. Hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật hoặc chấn thương, từ đó khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh viêm phổi thấp hơn nhiều so với bình thường.

Đối tượng không nên tiêm vắc-xin viêm phổi?

Đối với vắc-xin Hib

Trẻ em trên 5 tuổi và người lớn thường không cần tiêm chủng ngừa Hib. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo nên tiêm ngừa Hib cho những người mắc một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác do vi khuẩn Hib gây ra. 

Đối với vắc-xin phế cầu khuẩn

Một số người không nên tiêm chủng ngừa bệnh viêm phổi, bao gồm: 

  • Những người bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Những người đã có phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa liên hợp đầu tiên (PCV7), phiên bản trước đó của thuốc ngừa khuẩn phế cầu.
  • Người mang thai 
  • Người bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh khác.

Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn cần lưu ý là nổi mẩn đỏ hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, đau cơ, ớn lạnh. Trẻ em không nên chủng ngừa viêm phổi và cúm cùng lúc vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị sốt và dẫn đến co giật.

Chích ngừa viêm phổi thế nào cho an toàn và hiệu quả 3 Bắt đầu chích ngừa viêm phổi cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên 

Tóm lại, chích ngừa viêm phổi từ sớm và thực hiện đúng liệu trình cho trẻ và cả người lớn để giảm nguy cơ bị viêm phổi hoặc biến chứng nguy hiểm từ viêm phổi.

Xem thêm:

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:viêm phổi