Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thừa DHA ở bà bầu hiếm gặp hơn nhiều so với trường hợp thiếu hụt loại axit béo này. Tuy nhiên hệ quả kéo theo lại rất đáng lo ngại. Vậy nên để phòng ngừa rủi ro trên, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và trọng yếu nhất xoay quanh chủ đề đang xét.
DHA là chất béo rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Thế nhưng dư thừa DHA ở bà bầu lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé. Vậy bạn biết gì về thực trạng này?
DHA là một chất béo không bão hòa có tên tiếng Anh là Axit Docosahexaenoic. Thành phần này tham gia vào cấu tạo của mắt, da, đặc biệt là chất xám của não bộ. Vậy nên không chỉ có lợi cho người mẹ, DHA còn giúp thai nhi hoàn thiện các cơ quan quan trọng, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển vượt trội trong giai đoạn sau này.
Không chỉ hỗ trợ phát triển tư duy, DHA còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch và nâng cao thể lực ở trẻ. Vậy nên khi mẹ cung cấp đủ DHA thì bé con sẽ cứng cáp, có cân trọng và chiều dài đạt chuẩn. Khi sinh ra sẽ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và ít ốm vặt hơn.
Chưa hết, nghiên cứu còn cho thấy những thai phụ chú trọng bổ sung DHA trong giai đoạn mang thai sẽ giảm hẳn nguy cơ sinh non và ngăn ngừa hiệu quả bệnh trầm cảm sau sinh.
Điều đặc biệt là con người không thể tự tạo ra chất béo không bão hòa này. Vậy nên mẹ bầu phải dung nạp DHA từ bên ngoài. Bây giờ thì bạn đã biết vì sao mẹ bầu cần bổ sung DHA rồi chứ?
Hiện nay, theo khuyến cáo của các chuyên gia sản nhi thì trong giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai, phụ nữ nên bổ sung tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày.
Mẹ bầu có thể bổ sung DHA qua đường uống hoặc đường ăn. Khi sử dụng thực phẩm, bạn hãy đo đạc chính xác lượng DHA tích hợp trong mỗi đồ ăn. Sau đó tổng hợp lại để xem có đạt mức tối thiểu hay không.
Trong trường hợp chưa đạt thì dùng thêm thực phẩm chức năng. Tránh trường hợp bổ sung tùy hứng dẫn đến dư thừa nguồn dưỡng chất này.
Như đã nhắc qua ở trên, có hai con đường bổ sung DHA cho thai phụ, đó là qua thực phẩm bổ sung (uống) và qua thực phẩm giàu DHA (ăn).
Đây là cách bổ sung DHA đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất dành cho mỗi thai phụ. Các DHA hữu cơ có trong các loại thức ăn có độ thân thiện cao và cực dễ hấp thu, chuyển hóa. Để bắt đầu, mẹ bầu có thể tìm đến các thực phẩm sau:
Lưu ý, một số loại cá giàu DHA nhưng lại chứa nhiều thủy ngân nên có thể gây dị tật cho thai nhi. Vậy nên bạn cần loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi thực đơn của mình. Những đại diện nguy cơ bao gồm: Cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá thu vua.
Các loại hải sản khác chứa lượng thủy ngân thấp như cá trích, cá mòi, cá hồi,... được khuyến cáo chỉ nên ăn chừng 230 - 340g mỗi tuần.
Đối với những mẹ bầu ốm nghén nặng, ăn uống khó khăn thì uống thực phẩm chức năng chứa DHA là lựa chọn hàng đầu. Khi bổ sung, bạn cần thực hiện trước thời điểm mang thai tối thiểu 3 tháng, duy trì liên tục cho đến khi bé con cai sữa.
Khi chọn sản phẩm bổ sung, chú ý đến liều lượng (tối thiểu 200mg/ngày), nguồn gốc và hạn sử dụng. Đặc biệt lưu ý không dùng viên tổng hợp chứa DHA. Điều này vừa khiến bạn khó rà soát hàm lượng DHA, vừa có thể phải đối diện với nguy cơ ngộ độc vitamin A.
Khi mua DHA, mẹ bầu nên ưu tiên những thành phần có đính kèm cả EPA. Tỷ lệ vàng của hai thành phần này là 4:1. Khi bạn kết hợp theo hướng dẫn trên, trí não của bé sẽ phát triển vượt trội, sức khỏe của mẹ được tăng cường và giảm hẳn các biến cố thai sản. Bên cạnh đó, đừng quên chọn những dòng thuốc được bào chế dạng triglycerid để tối ưu hiệu quả hấp thu.
Như đã nhắc đến ở đầu bài viết, việc dư thừa DHA ở bà bầu không phải là một tình trạng phổ biến. Tuy nhiên mẹ bầu không nên xem nhẹ vì hệ quả của vấn đề này là vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
DHA vốn là thành phần thiết yếu của nơron thần kinh. Thế nhưng khi bị “bội thực” vì thành phần này, tế bào não lại bị tổn thương nặng nề, hệ quả là gây ra tình trạng suy giảm nhận thức, khó tập trung ở thai phụ. Với bé con, việc lạm dụng DHA có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trong tương lai.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bà bầu bổ sung DHA quá liều thì đường huyết sẽ tăng lên chóng mặt do tác nhân này kích thích sự chuyển hóa các loại đường khác thành glucose. Vậy nên thai phụ sẽ dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn người bình thường. Đặc biệt, với những thai phụ vốn đang sống chung với bệnh lý này thì cần bổ sung DHA theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, chảy máu răng) là tình trạng rất dễ bắt gặp khi thai phụ dung nạp quá nhiều DHA. Điều này là do DHA làm loãng dịch tuần hoàn và cản trở phản ứng đông máu của cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề thường gặp khi dư thừa DHA ở bà bầu. DHA có bản chất là lipit nên khi thai phụ dung nạp DHA quá liều thì dịch mật sẽ không thể tiêu hóa hết thành phần này. Khi đó, nhu động ruột sẽ tăng lên, tống đẩy chất béo ra ngoài và gây ra tình trạng tiêu chảy.
Điều đáng nói là khi tiêu chảy, mẹ bầu mất nước rất nhanh. Thực trạng trên có thể châm ngòi cho các vấn đề nghiêm trọng hơn như lưu thai và sẩy thai. Rất đáng ngại phải không?
Vai trò của DHA trong giai đoạn mang thai, cách bổ sung và những hệ lụy kéo theo khi dư thừa DHA ở bà bầu đều đã được chia sẻ cặn kẽ trong bài viết. Sau cùng, chúc bạn học được cách bổ sung DHA hiệu quả để phát huy tối đa tác dụng của loại axit béo này mà không tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể. Trân trọng!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.