Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc trưng bởi việc đi tiêu phân lỏng với tần suất nhiều hơn thường ngày. Tiêu chảy đôi khi phản ánh cho một bệnh lý khác có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, cần xác định nguyên nhân và điều trị sớm để tránh các bệnh tiềm ẩn hoặc biến chứng nguy hiểm khác.
Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng, nhiều nước và cảm giác cần đi tiêu gấp nhiều lần hơn trong ngày (≥ 3 lần/ngày).
Có 2 dạng là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính.
Tiêu chảy cấp xảy ra khi tình trạng tiêu chảy kéo dài trong khoảng 1 đến 2 ngày, nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thức ăn.
Tiêu chảy mạn tính là tình trạng tiêu chảy trong thời gian dài, từ 3 đến 4 tuần. Một số nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy mạn tính gồm:
Hội chứng ruột kích thích (IBS);
Bệnh viêm ruột;
Bệnh celiac.
Các triệu chứng điển hình chính của tiêu chảy là thường xuyên đi tiêu phân lỏng, nhiều nước và cảm giác cần đi tiêu gấp gáp. Ngoài ra, còn một số triệu chứng đi kèm khác như:
Một số dấu hiệu nhất định cho nghi ngờ về nguyên nhân gây tiêu chảy là bệnh trầm trọng hơn:
Mất dịch là hậu quả của mất nước, mất điện giải (natri, kali, magiê, clo) và thậm chí đôi khi có thể gây trụy mạch. Trụy mạch có thể tiến triển nhanh chóng ở những bệnh nhân bị tiêu chảy nặng (ví dụ: Bệnh nhân bị tả) hoặc rất trẻ, rất già, hoặc suy nhược.
Mất bicarbonate có thể gây nhiễm toan chuyển hóa. Hạ kali máu có thể xảy ra khi bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hoặc mạn tính hoặc nếu phân có quá nhiều nhầy. Hạ magiê máu sau khi bị tiêu chảy kéo dài có thể gây ra cơn tetani.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, bao gồm:
Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn, bao gồm:
Các yếu tố dinh dưỡng có thể nặng hơn tình trạng tiêu chảy:
https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/symptoms-of-gastrointestinal-disorders/diarrhea
https://www.healthline.com/health/diarrhea#symptoms
Tiêu chảy ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là nhiễm khuẩn đường ruột từ thực phẩm hoặc nước uống nhiễm khuẩn như Salmonella, Clostridium. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm từ thực phẩm bẩn hoặc bảo quản không đúng cách cũng gây tiêu chảy, kèm theo đau bụng, nôn mửa, và sốt. Một số người có cơ địa không dung nạp được các chất như lactose trong sữa, fructose trong trái cây cũng có thể bị tiêu chảy. Viêm đại tràng, một bệnh lý viêm nhiễm ở đại tràng, là nguyên nhân khác gây tiêu chảy kéo dài.
Xem thêm thông tin: Nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn
Khi bị tiêu chảy, bạn cần chú ý bù nước đầy đủ để tránh mất nước. Hãy uống nhiều nước lọc, nước dừa tươi, hoặc dung dịch oresol sau mỗi lần đi tiêu lỏng để bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết. Nghỉ ngơi cũng rất quan trọng để giúp cơ thể phục hồi. Đặt khăn ấm hoặc chai nước ấm lên bụng có thể giảm cảm giác đau bụng hoặc co thắt ruột. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, đau bụng dữ dội, sốt cao, hoặc phân có máu, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Xem thêm thông tin: Bị tiêu chảy nên làm gì? Những cách giúp trị tiêu chảy hiệu quả
Tiêu chảy thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vài ngày khi chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, gây nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Nếu bạn bị tiêu chảy với các dấu hiệu nghiêm trọng như đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có máu, sốt cao trên 38°C, đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều, hoặc có biểu hiện mất nước (khát nước nhiều, miệng khô, tiểu ít), nên đi khám bác sĩ ngay để được kịp thời điều trị.
Xem thêm thông tin: 9 câu hỏi thường gặp khi bị tiêu chảy nhất định phải biết
Khi bị tiêu chảy, bạn cần chú ý chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình hồi phục. Trước hết, hãy bổ sung nước và điện giải bằng cách uống nước khoáng, nước gạo rang, hoặc nước trái cây. Trong 1 - 3 ngày đầu, nên ăn các thực phẩm ít calo, chuyển từ lỏng sang đặc dần, ví dụ như cháo loãng, bột ngũ cốc, cá, và sữa chua. Sau đó, tiếp tục ăn các món lỏng, dễ tiêu như súp. Tránh các thực phẩm dễ lên men và khó hấp thu như sữa, trứng, đồ chiên rán và thức ăn nhiều chất béo.
Khi bị tiêu chảy, việc bù nước và chất điện giải là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi. Hãy uống nhiều nước lọc, oresol, nước khoáng, nước gạo rang để bổ sung nước và chất điện giải đã mất. Ngoài ra, men vi sinh, với các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, có thể giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, cần chọn đúng loại men vi sinh và sử dụng theo hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị tiêu chảy.
Hỏi đáp (0 bình luận)