Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Táo bón

Táo bón là gì? Những dấu hiệu để nhận biết táo bón và cách điều trị ra sao?

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Táo bón là tình trạng rối loạn đường tiêu hoá rất thường gặp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, nếu không được quan tâm điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Người bệnh cần tìm hiểu rõ về các triệu chứng cũng như cách điều trị đúng đắn để tránh làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn cũng như những cách để phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung táo bón

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hoá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi tình trạng giảm tần suất đại tiện (dưới 3 lần/ tuần), phân khô cứng (giảm 70% lượng nước trong phân) và ít hoặc cảm giác chưa tống hết phân.

Thói quen đại tiện của mỗi người là rất khác nhau và bị ảnh hưởng bởi độ tuổi, sinh lý, chế độ ăn uống, xã hội và văn hoá. Nhiều người không tin rằng việc đại tiện hàng ngày là cần thiết và chỉ phàn nàn về táo bón nếu đại tiện ít thường xuyên hơn. Các thông tin khác về hình dạng bên ngoài (kích cỡ, hình dạng, màu sắc) hoặc tính đồng nhất của phân cần được quan tâm thường xuyên, không chỉ riêng khi bị táo bón.

Triệu chứng táo bón

Những dấu hiệu và triệu chứng của táo bón

Dựa theo tiêu chuẩn Rome III, bệnh nhân được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau đây, trong thời gian từ 3 tháng trở lên và khởi phát ít nhất từ 6 tháng:

  • Giảm số lần đại tiện (dưới 3 lần/tuần), đặc tính này còn tuỳ thuộc vào thói quen và tần suất đại tiện ở mỗi cá nhân.
  • Phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Phân khô và cứng.
  • Cảm giác chưa tống hết phân.
  • Đôi khi phải dùng tay để lấy phân ra do không tống được phân.

Các triệu chứng đi kèm bao gồm:

Một số dấu hiệu nhất định tăng nghi ngờ về nguyên nhân nghiêm trọng hơn của táo bón mạn tính:

  • Bụng chướng, gõ vang như trống.
  • Nôn.
  • Máu trong phân.
  • Sụt cân.
  • Táo bón mức độ nặng khi mới khởi phát/trầm trọng hơn trên bệnh nhân cao tuổi.

Biến chứng có thể gặp khi mắc táo bón

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, táo bón:

  • Lâu ngày làm tích tụ các chất cặn bã, gây viêm nhiễm trực tràng, có thể tiến triển thậm chí là ung thư đại tràng.
  • Dẫn đến bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân táo bón

Táo bón cấp tính cho thấy một nguyên nhân thực thể, trong khi táo bón mãn tính có thể là thực thể hoặc cơ năng.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón cấp tính:

  • Tắc ruột: Xoắn ruột, thoát vị, dính ruột, nút phân.
  • Tắc ruột do liệt ruột: Viêm phúc mạc, các bệnh cấp tính nghiêm trọng (ví dụ: Nhiễm khuẩn huyết), chấn thương sọ não hoặc cột sống,…
  • Thuốc: Thuốc kháng cholinergic (ví dụ: thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, thuốc trị bệnh parkinson, thuốc chống co thắt), các ion dương (sắt, nhôm, canxi, bari, bismuth), thuốc phiện, thuốc chẹn kênh can xi, gây mê toàn thân. Táo bón xảy ra sớm sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón mạn tính:

  • U đại tràng: Ung thư biểu mô tuyến đại tràng sigma.
  • Rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường, suy giáp, hạ kali máu hoặc tăng canxi máu, mang thai, ure huyết, bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Các rối loạn ở hệ thần kinh trung ương: Bệnh Parkinson, đa xơ cứng, đột qụy, các thương tổn ở tủy sống.
  • Rối loạn thần kinh ngoại biên: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh, u xơ thần kinh, bệnh lý thần kinh tự động.
  • Rối loạn hệ thống: Xơ cứng bì hệ thống, bệnh thoái hóa dạng tinh bột, viêm cơ tự miễn, loạn dưỡng cứng cơ.
  • Các rối loạn cơ năng: Táo bón do thức ăn di chuyển qua chậm, hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng sàn chậu (rối loạn cơ năng đại tiện).
  • Các yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn ít chất xơ, chế độ ăn hạn chế đường, lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/symptoms-of-gastrointestinal-disorders/constipation
  2. http://bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/3334-2020-06-06-02-44-50
  3. https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-tao-bon/

Câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón

Táo bón có gây tích tụ độc tố trong cơ thể và làm tôi bị bệnh không?

Táo bón thường không gây tích tụ độc tố trong cơ thể hay làm bạn bị bệnh. Khi bị táo bón, ruột già giữ phân lâu hơn, và bạn có thể cảm thấy khó chịu, nhưng ruột già có khả năng giãn nở để chứa chất thải. Chỉ khi có một bệnh lý nghiêm trọng ở ruột già, chẳng hạn như tình trạng đại tràng bị giãn nở do nhiễm độc, thành ruột mới có thể rò rỉ chất độc vào cơ thể.

Trong kỳ kinh nguyệt bị táo bón có sao không?

Tại sao phụ nữ mang thai thường bị táo bón?

Táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hay bệnh trĩ gây táo bón?

Ở trẻ nhỏ, táo bón có ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ không?

Hỏi đáp (0 bình luận)