Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Đột quỵ thường xảy ra đột ngột và chuyển biến xấu trong thời gian ngắn. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây đột quỵ và cách dự phòng đột quỵ chính là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp tính có nguy cơ tử vong cao. Sự sống của người bị đột quỵ được tính từng phút giây bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề. Đáng lo ngại, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí nhiều người bị đột quỵ trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi.
Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế việc dự phòng đột quỵ là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và cách dự phòng đột quỵ cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Đột quỵ là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất. Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương đột ngột do nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Lúc này, các tế bào não không được cung cấp oxy, dinh dưỡng sẽ bắt đầu chết dần. Thời gian càng kéo dài kéo theo số lượng tế bào não chết càng nhiều, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy như yếu cơ, liệt cơ, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc,... thậm chí tử vong. Vì thế, người bị đột quỵ cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Triệu chứng đột quỵ có thể xuất hiện nhanh và lặp đi lặp lại, một số dấu hiệu điển hình gồm:
Đột quỵ được chia làm 2 loại theo nguyên nhân gây bệnh gồm đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết. Trong đó, tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm tới 85% tổng số ca bị đột quỵ. Nguyên nhân là do các quá trình máu lưu thông lên não bị cản trở bởi các cục máu đông. Khoảng 15% trường hợp đột quỵ còn lại là do xuất huyết. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu não bị vỡ do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ. Mạch máu bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não.
Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Đây chính là cơ sở cho các biện pháp dự phòng đột quỵ sớm. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ bao gồm:
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, chủ động dự phòng đột quỵ từ sớm là một việc vô cùng quan trọng nhằm:
Béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp,... đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ. Vì thế, việc đầu tiên cần làm để dự phòng đột quỵ chính là kiểm soát tốt các yếu tố này.
Đầu tiên, cần kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, tránh huyết áp tăng cao có thể làm tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ. Có thể kiểm soát huyết áp thông qua chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc điều trị trong trường hợp mắc bệnh cao huyết áp.
Song song với việc duy trì huyết áp ổn định, bạn cần kiểm soát cân nặng tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Đồng thời, cần kiểm soát lượng cholesterol trong máu nhằm phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Điều này đòi hỏi bạn phải xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hạn chế dầu mỡ. Đồng thời thường xuyên vận động để đốt cháy năng lượng dư thừa, duy trì cân nặng trung bình.
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng trong việc dự phòng đột quỵ. Bạn cần xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng tăng cường chất xơ, rau xanh, omega-3, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, giảm tiêu thụ thức ăn nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn,... Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn cũng là cách giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát đột quỵ là việc rất quan trọng cần thực hiện định kỳ nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh lý liên quan đến đột quỵ như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, dị dạng mạch máu não,… Việc kiểm tra sức khỏe và tầm soát đột quỵ nên được thực hiện định kỳ 1 đến 2 lần mỗi năm.
Tóm lại, đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Do đó, dự phòng đột quỵ chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giảm di chứng và chi phí điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.