Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hội chứng đau thần kinh trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 14/03/2024
Kích thước chữ

Hội chứng đau thần kinh trung ương thường xảy ra khi xuất hiện dấu hiệu về sự tổn thương của hệ thần kinh hoặc dây thần kinh. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức cùng với các triệu chứng khác với từng cấp độ khác nhau ở hệ thần kinh trung ương, bao gồm não bộ và tủy sống. Vậy nguyên nhân gây đau thần kinh trung ương là gì?

Đau thần kinh trung ương là một tình trạng sức khỏe bất thường xảy ra khi hệ thần kinh hoặc dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây đau thần kinh trung ương là gì? Điều trị chứng đau thần kinh trung ương như thế nào? Nếu bạn đọc quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm được lời giải đáp nhé!

Tổng quan về hội chứng đau thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương là một phần của hệ thần kinh, bao gồm não bộ và tuỷ sống, giữ vai trò tiếp nhận, xử lý thông tin từ đó điều khiển các hành vi và hoạt động của cơ thể con người.

Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, người phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, trong đó có hội chứng đau thần kinh trung ương. Về bản chất, hội chứng đau thần kinh trung ương không phải là một bệnh lý có tính chất riêng biệt mà đây là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng hệ thần kinh trung ương bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng.

Người mắc phải hội chứng đau thần kinh trung ương có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Các cơn đau nhức tự phát: Xảy ra với các mức độ khác nhau. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn như bị đâm, đạn bắn hoặc tương tự như bị điện giật, bì hoặc cảm thấy đau như bị kim châm.
  • Các cơn đau nhức do kích thích: Khi có các yếu tố kích thích (nhiệt hoặc kim châm) thì các cơn đau nhức có xu hướng gia tăng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không sâu giấc, khó ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất của người bệnh như trầm cảm, lo âu, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi... Đây cũng chính là yếu tố làm tăng tần suất của các cơn đau thần kinh.
Hội chứng đau thần kinh trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 1
Hội chứng đau thần kinh trung ương khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau thần kinh trung ương

Thông thường, hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bởi nhiều lớp sừng, chẳng hạn như hộp sọ bảo vệ não bộ và tuỷ sống được bảo vệ bởi một lớp màng mỏng trong cột sống. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ một rối loạn hay tổn thương nào tác động trực tiếp đến quá trình giao tiếp giữa hệ thân kinh trung ương (não bộ và tuỷ sống) với cơ thể thì sẽ gây ra hội chứng đau thần kinh trung ương. Những nguyên nhân gây ra hội chứng đau thần kinh trung ương có thể kể đến như:

  • Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở não bộ như viêm màng não hoặc viêm não.
  • Cơ thể xảy ra các vấn đề như hội chứng ống cổ tay, bại liệt cột sống hoặc đa chấn thương.
  • Một số bệnh lý phổ biến về rối loạn chức năng như bệnh Parkinson, Alzheimer hoặc đa xơ cứng.
  • Các vấn đề sức khoẻ xảy ra co liên quan đến mạch máu như tai biến mạch máu não thoáng qua, đột quỵ hoặc tụ máu dưới thành phần màng cứng (thường gặp trong trường hợp đầu bị chấn thương nghiêm trọng).
  • Các bệnh lý liên quan đến tủy xương: Rối loạn tuỷ xương xảy ra khi xuất hiện protein bất thường trong máu, bệnh ung thư hạch bạch huyết, bệnh ung thư xương hoặc bệnh Amyloidosis (hiếm gặp).
  • Các bệnh lý ung thư: Khi mắc phải một bệnh ung thư nào đó có thể sẽ gây ra các cơn đau thần kinh khác do hệ thần kinh hoặc dây thần kinh trung ương bị chèn ép. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây tác động xấu lên chức năng của hệ thần kinh trung ương. Đồng thời, hoá trị và xạ trị là hai phương pháp điều trị bệnh ung thư cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.
  • Bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh lý truyền nhiễm như bệnh viêm gan C, bệnh Lyme, HIV/AIDS, bệnh lý về rối loạn tự miễn hoặc virus Herpes cũng là các nguyên nhân gây tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương.
Góc giải đáp thắc mắc: Nguyên nhân gây đau thần kinh trung ương là gì?  2
Khối u não là một nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh trung ương

Chẩn đoán hội chứng đau thần kinh trung ương như thế nào?

Khi thấy cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng của hội chứng đau thần kinh trung ương như nêu trên, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát cho người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh nền cũng như tiền sử mắc bệnh của người thân trong gia đình. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu thêm về lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như có sử dụng chất kích thích hay không, có tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không...

Tiếp đó, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ tổng quát của người bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định họ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để hỗ trợ đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chẳng hạn:

  • Xét nghiệm máu;
  • Điện não đồ;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) não bộ;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)...
Hội chứng đau thần kinh trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 3
Chụp cộng hưởng từ (MRI) hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán hội chứng đau thần kinh trung ương

Điều trị hội chứng đau thần kinh trung ương

Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng đau thần kinh trung ương, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh.

Thông thường, mục tiêu đầu tiên của việc điều trị hội chứng đau thần kinh trung ương là giải quyết tận gốc các tiềm ẩn của cơn đau thần kinh trung ương hoặc các tổn thương thần kinh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp, cụ thể:

  • Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường: Cân bằng và ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Đối với bệnh nhân bị thiếu hụt chất dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống.
  • Đối với các loại thuốc điều trị gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương: Bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc điều trị phù hợp với ngưởi bệnh.
  • Đối với bệnh lý tự miễn: Cung cấp các loại thuốc điều trị bệnh lý tự miễn.

Trong nhiều trường hợp, chứng đau thần kinh không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, tuy nhiên, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp để giúp giảm chứng đau nhức cho bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau dành riêng cho hệ thần kinh trung ương, bao gồm:

  • Thuốc điều trị cơn đau từ mức độ trung bình đến nặng: Gồm có Tramadol và Codein thuộc nhóm Opioid.
  • Thuốc điều trị cơn đau từ mức độ nặng trở nên, khó điều trị: Gồm có thuốc Oxycodone, Morphin và Fentanyl trong nhóm thuốc giảm đau Opioid mạnh. Đặc biệt, các thuốc này thường được sử dụng để điều trị các cơn đau trong bệnh ung thư.
Hội chứng đau thần kinh trung ương: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4
Bệnh nhân bị đau thần kinh trương ương cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Hy vọng với những thông tin được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết trên đã giúp cho các độc giả hiểu hơn về hội chứng đau thần kinh trung ương. Có nhiều nguyên nhân dẫn gây ra chứng đau thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc điều trị cơn đau dây thần kinh trung ương cần được kê đơn từ bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin